Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa phát triển nên rất dễ bị táo bón. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến bé khó chịu, hay quấy, lười ăn, chậm tăng cân… Dưới đây là 5 dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường gặp giúp ba mẹ nhận biết dễ dàng.
PHÂN CỦA TRẺ SƠ SINH BỊ TÁO BÓN CÓ BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Phân của trẻ sơ sinh bị táo bón thường rất dễ nhận biết như: phân khô, cứng, vón cục giống như phân dê hoặc phân thỏ… Trong một số ít trường hợp có hiện tượng phân mềm, xốp hoặc thậm chí toàn nước.
Trẻ táo bón kéo dài sẽ dẫn đến lười ăn, chậm tăng cân, chậm lớn… làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần nhận biết các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón để có phương pháp điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường ít bị táo táo hơn so với trẻ sơ sinh sử dụng sữa công thức. Bởi sữa mẹ có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Từ đó giúp cho phân bé mềm và đi tiêu dễ dàng hơn.
1. PHÂN CỨNG, VÓN CỤC
Cách để ba mẹ nhận biết bé có bị táo hay không là nhìn vào biểu hiện của phân. Thông thường, phân của trẻ sơ sinh bị táo bón thường cứng, khô, vón cục giống như phân dê.
Do lượng thức ăn tích tụ trong ruột quá lâu nên phân của trẻ táo bón thường có mùi rất khó chịu.
Trẻ bị táo bón, khi mỗi lần đi tiêu ba mẹ có thể quan sát thấy mặt ngoài của phân dính máu do hậu môn bị rách hoặc nứt kẽ. Nếu phân có màu đen, sẫm và có lẫn máu bên trong thì đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.

2. TẦN SUẤT ĐI TIÊU GIẢM
Trẻ sơ sinh trong những tháng đầu tiên, tần suất đi tiêu khoảng 4 lần/ngày. Những bé sử dụng công thức sẽ đi nhiều hơn bé sử dụng sữa mẹ. Vì vậy, nếu tần suất đi tiêu của bé tiêu giảm, khoảng 1-2 ngày mới đi 1 lần thì khả năng cao bé đang bị táo bón.
Ngoài ra, ba mẹ cần theo dõi thêm những biểu hiện khác của bé để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
3. CĂNG THẲNG KHI MỖI LẦN ĐI TIÊU
Khi bị táo bón, tính chất thường khô, cứng và vón cục. Cơ bụng của bé còn yếu nên khi cố gắng đẩy phân ra ngoài bé sẽ phải dùng sức rặn nhiều khiến mặt đỏ ửng, thậm chí còn phải gồng mình và siết chặt mông khi mỗi lần đi tiêu. Mỗi lần như vậy sẽ gây tổn thương hậu môn và khiến bé cảm thấy căng thẳng khi mỗi lần đi tiêu. Nếu để tình trạng này kéo dài và không đưa ra phương pháp xử lý kịp thời có thể làm tăng nguy cơ bị trĩ, táo bón mãn tính.

4. CHƯỚNG BỤNG, ĐẦY HƠI
Thức ăn nạp vào cơ thể không được tiêu hóa sẽ khiến cho trẻ bị đầy hơi, chướng bụng. Khi đặt tay lên bụng sẽ thấy bụng hơi căng và kèm theo xì hơi nặng mùi. Để có kết luận chính xác trẻ có đang bị táo bón hay không, ba mẹ cần theo dõi thêm một số biểu hiện khác như: phân, tần suất đi tiêu…
5. QUẤY KHÓC, BIẾNG ĂN
Đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh thường gặp. Do lượng thức ăn lượng nạp vào cơ thể không được đào thải ra ngoài khiến cho bé cảm thấy khó chịu, mệt khỏi, ngủ không sâu giấc, biếng ăn, quấy khóc vô cớ. Nếu để tình trạng này diễn ra dài và không có cách xử lý sẽ khiến trẻ: còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn…

Trẻ em táo bón là triệu chứng thường gặp ở đường tiêu hóa và rất dễ để cải thiện. Tuy nhiên, ba mẹ đừng vội vàng kết luận khi bé có một trong những dấu hiệu táo bón. Hãy tham khảo thêm 5 dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ mà chúng tôi đã tổng hợp được để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.