I. Hỗn loạn thị trường men vi sinh cho trẻ tại Việt Nam.
Hiện nay các sản phẩm probiotic hay còn gọi là men vi sinh đã trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong việc chăm sóc sức khỏe gia đình, đặc biệt với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Không thể phủ nhận những lợi ích mà men vi sinh đem lại, chúng giúp trẻ tiêu hóa khỏe, tăng cường đề kháng,… và điều đặc biệt là nó an toàn hơn rất nhiều so với những phương pháp khác.

Theo Google thống kê, lượng tìm kiếm từ khóa “men vi sinh” tại Việt Nam từ năm 2018 đến 2021 tăng từ 4.400 lượt/ tháng lên tới 12.500 lượt/tháng. Thấy được tiềm năng của thị trường này, hiện tại ở Việt Nam ra đời hàng trăm sản phẩm men vi sinh khác nhau, điều này gây ra một sự hỗn loạn khiến các bậc phụ huynh thực sự khó xác định được đâu là men vi sinh tốt.
II.Như nào là một men vi sinh tốt?
Men vi sinh tốt cần đạt được 5 tiêu chí theo tiêu chuẩn về Probiotic của WHO đó là:(1) có nguồn gốc từ người; (2) được xác định các chủng đặc hiệu; (3) Có khả năng sống đến ruột già, mạnh và ổn định; (4) Có các bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của men vi sinh trên lâm sàng; (5) đạt tiêu chuẩn sản xuất và an toàn cho người. Phần lớn các loại men vi sinh trên thị trường Việt Nam chưa đạt những tiêu chí cơ bản mà WHO quy định đối với loại sản phẩm này, mặc dù trên hình ảnh quảng cáo thể hiện các men vi sinh này đạt chuẩn theo các tiêu chí của WHO/FAO. Điều này có thể gây hại cho người dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ”.
III.Những chiêu trò qua mặt khách hàng của các sản phẩm men vi sinh “lởm”.
1. Quảng cáo về công nghệ sản xuất để bỏ qua bằng chứng khoa học.
Rất nhiều men vi sinh hiện tại đang “đánh tráo khái niệm” bằng cách quảng cáo đánh bóng “công nghệ sản xuất” ra sản phẩm đó.

Công nghệ sản xuất ra một sản phẩm men vi sinh tất nhiên rất quan trọng, nhưng tiêu chuẩn WHO thì không đánh giá công nghệ mà đánh giá bằng chứng về sự sinh trưởng và hoạt động của vi khuẩn sau khi được bổ sung vào cơ thể.
Nếu men vi sinh bạn lựa chọn không có bằng chứng là nghiên cứu lâm sàng về vấn đề sống và phát triển như thế nào sau khi bổ sung vào cơ thể mà chỉ nói rằng men vi sinh đó có “công nghệ sản xuất tốt” nên vi khuẩn trong sản phẩm đó sống và phát triển được sau khi đưa vào cơ thể… chắc chắn bạn đang bị họ “đánh tráo khái niệm” để qua mặt.
Men vi sinh tốt không phải đánh giá bằng công nghệ sản xuất mà chúng phải được chứng minh tốt qua những bằng chứng nghiên cứu lâm sàng công khai chỉ rõ vi khuẩn có trong sản phẩm đó sẽ sinh sôi ra sao sau khi được bổ sung vào cơ thể. Một men vi sinh tốt sẽ được chứng minh hiệu quả thông qua những bằng chứng nghiên cứu lâm sàng chứ không phải thông qua công nghệ sản xuất ra men vi sinh đó.
2. Men vi sinh không có bằng chứng nghiên cứu lâm sàng.
Theo WHO khuyến cáo thì hai tiêu chí quan trọng nhất, đó là: “Cần phải được phân lập tới cấp CHỦNG” và “phải có bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả của men vi sinh trên lâm sàng” . Việc xác định được “CHỦNG” vi khuẩn là rất cần thiết vì điều đó sẽ giúp chúng ta biết được tác dụng của Probiotic (men vi sinh) đối với con người.
Như chúng ta đã biết Probiotic được phân cấp theo CHI – LOÀI – CHỦNG. Trong CHI có các LOÀI, trong LOÀI có các CHỦNG. Cấp CHỦNG là cấp phân lập cao nhất của một vi khuẩn. Theo WHO thì mỗi CHỦNG vi khuẩn có một tác dụng khác nhau và sẽ không được phép ngoại suy tác dụng của một chủng cho một LOÀI hay một chi được. Điều này có nghĩa muốn biết tác dụng của Probiotics thì cần phải phân lập tới CHỦNG.

Ví dụ: Lactobacillus reuteri DSM 17938 – được hiểu là chủng “ DSM 17938” thuộc loài “ reuteri” nằm trong Chi “ Lactobacillus”. Như vậy tên của vi khuẩn đã thể hiện ngay nó là “ LOÀI” hay “CHỦNG”. Hầu hết tên vi khuẩn sẽ được chia làm 3 phần theo đúng với các cấp phân lập là CHI- LOÀI – CHỦNG, nếu như tên của vi khuẩn nào mà chỉ có 2 phần, chứng tỏ vi khuẩn đó mới chỉ được phân cấp tới “ LOÀI”. Và chúng ta không thể quy chụp công dung của chủng “Lactobacillus reuteri DSM 17938” lên cả loài “reuteri” đều có công dụng tương tự điều đó là trái với khuyến cáo của WHO.
Nhưng hiện tại ở Việt Nam đa số những loại men vi sinh trên thị trường đều chưa được phân lập tới cấp “Chủng”, và không có nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả, trong số đó có rất nhiều loại men đang được quảng cáo công khai trên các kênh thông tin đại chúng. Và vấn đề nghiêm trọng hơn khi những men vi sinh chưa đạt chuẩn này tự nhận là “đã được phân lập tới cấp Chủng”.
Hơn thế nữa nhiều men vi sinh còn ngang nhiên đăng tải các nghiên cứu lâm sàng không phải của mình, họ lấy nguyên các nghiên cứu của những chủng khuẩn ưu việt để đăng lại trên Website của họ. Họ cho rằng các bậc cha mẹ không đủ kiến thức để kiểm chứng các thông tin họ đăng tải, và rất tiếc chiêu này lại đang qua mặt được rất nhiều người.
3. Các men vi sinh thổi phồng sự thật.
Men vi sinh đa chủng có thực sự tốt?

WHO khuyến cáo rất rõ ràng, men vi sinh được xem là tốt khi nó có nghiên cứu lâm sàng chứng minh được nó hiệu quả. Và kết quả của các nghiên cứu lâm sàng đó phải chỉ ra được tác dụng cải thiện trên những vấn đề gì, cải thiện như thế nào, trong thời gian bao lâu, với liều dùng như thế nào.
Điều này có nghĩa là muốn biết men vi sinh A tốt hơn men vi sinh B trong một vấn đề nào đó, hãy chỉ ra các bằng chứng cho thấy men vi sinh A cải thiện tốt hơn hoặc nhanh hơn so với men vi sinh B.
Nhưng nếu loại men bạn đang tìm hiểu không chỉ ra được điều đó, có nghĩa là loại men đó không đáng tin cậy.
Men vi sinh “ lởm” thường qua mặt bạn thế nào?
Thứ nhất: Men vi sinh “lởm” sẽ đưa các bằng chứng nghiên cứu của các chủng ưu việt để nói với bạn rằng đó là bằng chứng của họ.
Ví dụ: một men vi sinh trong thành phần chỉ có chứa vi khuẩn được phân lập tới cấp loài là “ Lactobacillus reuteri” nhưng trên website, quảng cáo, diễn đàn,…họ luôn đăng công khai nghiên cứu của chủng “Lactobacillus reuteri DSM 17938” và cho rằng đó là nghiên cứu của họ. Và đương nhiên chiêu trò này dễ dàng qua mắt được khách hàng, thậm chí còn tạo được niềm tin vững chắc trong lòng khách hàng.
Thứ hai: Men vi sinh “lởm” thường đưa ra các lý luận phản khoa học như “Men vi sinh nhiều vi khuẩn hơn thì tốt hơn?” Nhưng lại không có bằng nghiên cứu chứng minh được việc bổ sung cùng lúc kết hợp nhiều vi khuẩn sẽ đem lại hiệu quả vượt trội như thế nào và hiệu quả đó hơn gấp bao nhiêu lần so với bổ sung những men vi sinh chứa một vi khuẩn thông thường khác.
Thật đáng tiếc là không phải ai trong chúng ta cũng đủ thời gian và kiến thức để nhận ra những mánh khóe này. Bài viết này hy vọng phần nào có thể đem đến những kiến thức chuẩn theo WHO về men vi sinh, qua đó phần nào giúp các bậc cha mẹ có thêm kiếm thức trong việc lựa chọn men vi sinh cho con và không bị những dòng sản phẩm men vi sinh “lởm” qua mặt bằng những chiêu trò “đánh tráo khái