0395313669

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở đường tiêu hóa. Đây được xem là hiện tượng sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kĩ qua bài viết dưới đây.

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh - Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường

Nôn trớ là gì? Nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào ngược trở lại họng hoặc miệng, đôi khi bị tống ra khỏi miệng. Ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh từ 3 tuần đến 12 tháng tuổi được xem là mắc chứng nôn trớ nếu bị cả 2 dấu hiệu sau:

– Nôn trớ > 2 lần/ngày, kéo dài trong 3 tuần trở lên.
– Không kèm theo các triệu chứng bất thường như: Khó nuốt, chậm lớn, buồn nôn, chậm tăng cân…

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh khỏe mạnh được xem là biểu hiện sinh lý bình thường, không phải là bệnh lý. Hầu hết, trẻ vẫn vui vẻ, khỏe mạnh, ăn uống binh thường, tăng cân đều… ngay cả khi bé thường xuyên trớ.

Ở một số ít trường hợp, trẻ bị nôn trớ nhiều lần kèm theo những biểu hiện bất thường. Đây không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa, mà có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Vì vậy, ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến trường hợp này.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Để tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân thì nên chia nôn trớ thành 2 loại: Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý.

1. Nôn trớ sinh lý

Đây được xem là một biểu hiện sinh lý bình thường thuộc quá trình phát triển của trẻ. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển ổn định, dạ dày ở vị trí nằm ngang, cơ thắt tâm vị hoạt động chưa đồng nhất. Nên chỉ cần một tác động như vặn mình, thay đổi tư thế đột ngột, cho bú không đúng cách hoặc ăn quá no sẽ khiến bé bị trớ.

Có 2/3 trẻ dưới 12 tháng tuổi gặp phải tình trạng nôn trớ sinh lý với các biểu hiện thường xuyên như:
– Nôn trớ ngay sau khi ăn, đang chơi hoặc đang bú.
– Nôn trớ 2-3 lần/ngày hoặc thậm chí nhiều hơn.

Tình trạng này sẽ đỡ khi bé lớn dần, hệ thống tiêu hóa cũng hoạt động ổn định hơn.

Nôn trớ ở trẻ sơ si
Nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý khác nhau như thế nào

2. Nôn trớ bệnh lý

Nôn trớ bệnh lý có liên quan đến bệnh viêm dạ dày-ruột, trào ngược dạ dày – thực quản hoặc các bệnh liên quan đến não bộ… Một số biểu hiện kèm theo các biểu hiện như: chậm tăng cân, lười ăn, bỏ bú, nôn ra máu, quấy khóc liên tục…
Khi thấy bé bị nôn trớ liên tục, kéo dài mẹ nên cho bé đi khám để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị kịp thời.

Làm gì để khắc phục nôn trớ nôn trớ ở trẻ sơ sinh?

Như đã tìm hiểu ở phần trên, chắc hẳn, ba mẹ đã biết cách phân biệt nôn trớ sinh lý và nôn trớ bệnh lý. Tuy nôn trớ sinh lý được xem là hiện tượng bình thường, nhưng nếu kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Do đó, ba mẹ cần biết cách xử lý cũng như một vài biện pháp khắc phục đơn giản để giúp hạn chế tình trạng nôn trớ.

1. Cách xử lý sau khi bé bị nôn trớ

– Sau khi bé trớ tuyệt đối không được bế xốc bé lên. Điều này rất nguy hiểm vì sẽ khiến cho dịch tràn vào phổi. Nên lật bé nghiêng sang 1 bên, khum tay vỗ nhẹ vào vùng lưng để tránh bé bị sặc lên mũi.
– Dùng khăn lau sạch dịch nôn trớ và dùng 1 chiếc khăn sạch khác để ở cổ bé phòng trường hợp bé tiếp tục trớ. Thay quần áo nếu bị dịch trớ rớt ra.
– Không nên cho bé bú lại sau khi bé vừa trớ.

Một số cách xử lý khi trẻ bị trớ, ọc sữa

2. Cách khắc phục

– Không nên cho bé bú quá no, nên giãn cữ bú, mỗi cữ cách nhau khoảng 2-3h.
– Khi bú xong, cần bế bé cao đầu khoảng 15-20p. Không nên cho bé nằm ngay sau khi bú.
– Quần áo hoặc quấn tá quá trật khiến cho thành bụng và dạ dày bị chèn ép nên trẻ rất dễ nôn trớ. Vì vậy, nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoải mái nhất là vùng quanh bụng.
– Tư thế cho bé bú: Khi cho bé bú, mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú. Mẹ ôm sát con vào người và dùng tay đỡ mông. Sau đó, chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú. Nên cho trẻ bú bên trái trước sau đó chuyển sang bên phải để sữa dễ dàng tuần hoàn mà không bị trào ngược.
– Vỗ ợ hơi cho bé: Sau khi cho bé bú, ba mẹ có thể bế vác bé dựa vào vai hoặc đặt bé nằm nghiêng sang 1 bên, khum bàn tay và vỗ nhẹ vào lưng. Khi nào bé ợ được thành tiếng thì ngưng.
– Dùng men vi sinh: Để cải thiện sớm tình trạng nôn trớ sinh lý, ba mẹ có thể tham khảo bổ sung men vi sinh cho bé. Cơ chế của men vi sinh là bổ sung lợi khuẩn đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định tốt hơn. Một trong các loại men vi sinh được rất nhiều ba mẹ lựa chọn và có những phản hồi tích cực trong việc cải thiện nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh là BioGaia.

BioGaia giảm nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh sau 4 tuần
BioGaia giảm nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh sau 4 tuần

Men vi sinh BioGaia chứa chủng lợi khuẩn duy nhất L.reuteri DSM 17938 có nguồn gốc từ sữa mẹ, an toàn tự nhiên với cơ thể người. Sản phẩm được chứng minh làm cải thiện tốc độ tiêu hóa của dạ dày từ đó giảm nôn trớ ở trẻ sơ sinh và sinh non. Kết quả cho thấy, 100% trẻ cải thiện tình trạng nôn trớ sinh lý lên đến 80% sau 4 tuần sử dụng.
Ngoài ra, BioGaia giúp trẻ tự xây dựng một hệ vi sinh khỏe mạnh, dự phòng nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh do bé được tăng sức đề kháng.

Trong mỗi liều 5 giọt BioGaia chứa 100 triệu tế bào lợi khuẩn L.reuteri DSM 17938, đảm bảo cung cấp đủ lượng lợi khuẩn cho cơ thể. Sản phẩm có mùi thơm nhẹ của tinh dầu hướng dương nên rất dễ uống.
BioGaia đã có mặt ở hơn 100 quốc gia trên Thế Giới và có hơn 152 nghiên cứu lâm sàng tính đến hết năm 2019. Đối tượng nghiên cứu bao gồm: trẻ sơ sinh, sinh non, trẻ em, người trưởng thành. Sản phẩm được FDA chứng nhận an toàn tuyệt đối cấp GRAS. Đồng thời, được các tổ chức uy tín trên Thế Giới khuyên dùng như: Hội Nhi Khoa Châu Âu, WGO, WHO,…

Trên đây là một vài thông tin hữu ích giúp ba mẹ hiểu hơn về tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ đến hotline 0395 313 669 hoặc 0243 684 9999 để gặp chuyên gia.

Để lại một bình luận